watch sexy videos at nza-vids!

wap tai game


Thế Giới Giải Trí

Con Quỷ Một Giò

Phần 1

Tiếng gió hú nghe thật thê lương trong màn đêm thâm u tĩnh mịch. Tân khẽ rùng mình, kéo lại cổ áo rồi rảo bước thật nhanh để vượt qua đoạn đường vắng đi xuyên qua bãi tha ma rộng lớn mang đầy âm khí này. Trong xóm đã bắt đầu râm ran tiếng chó sủa. Ban đầu chỉ là những tiếng sủa rời rạc, chừng như mới chỉ là những lời báo hiệu cho bạn bè chúng biết rằng có một người lạ đang đi về xóm. Và chỉ một loáng sau đó, những tiếng sủa lại rộ lên, đủ mọi thanh âm phá vỡ sự im lặng của một thôn xóm bình yên trong đêm tối.
Ánh trăng đầu tháng lờ mờ treo lơ lửng trên bầu trời tỏa xuống trần gian một thứ ánh sáng lạnh lẽo huyền hoặc làm cho cảnh vật xung quanh thêm phần kỳ bí. Tân vốn là một thanh niên cường tráng, chưa từng biết run sợ trước điều gì, nhưng bỗng dưng tối nay lại cảm thấy trong lòng như có điều bất an đang len nhẹ...
Lâu lắm rồi Tân mới lại tìm về cái xóm nhỏ đìu hiu quạnh vắng này. Ở đây, Tân có một người chú họ, tuổi đã ngoài năm mươi mà chẳng vợ con gì, sống một mình cu ki suốt quãng đời dài dằng dặc. Hơn mười năm trước thì Tân ở với chú, hai chú cháu thân thiết, thương yêu nhau vừa như cha con, vừa như bè bạn. Nhưng rồi Tân phải trở về quê để làm tròn bổn phận của đứa con trai độc nhất đối với cha mẹ. Tân cưới vợ, rồi lo làm ăn sinh sống, và những tất bật cơm áo gạo tiền cứ cuốn phăng Tân đi, làm Tân cũng ít khi nào nhớ tới chú, nghĩ về chú.
Mấy năm vừa qua, Tân liên tiếp gặp những chuyện đau buồn. Cha mẹ qua đời chỉ cách nhau một năm. Hai cái tang chồng chất vẫn chưa mãn thì vợ Tân cũng bỏ Tân mà đi trong một ca sinh khó, cả đứa bé mà vợ chồng Tân thiết tha mong đợi cũng chưa được cất tiếng khóc chào đời... Tân đau đớn, bơ vơ… bỏ bê công việc, vùi mình vào những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng để cố quên đi những nỗi buồn đau mà ông trời đã giáng xuống cuộc đời Tân không một chút xót thương nương nhẹ...

Nhưng có quên được đâu, dẫu cả ngày say sưa lướt khướt? Nhìn quanh mình, chỗ nào cũng đầy ắp hình bóng của những người ruột thịt, thân yêu…
Tân không chịu đựng nổi nữa, Tân muốn làm một điều gì đó để phá hủy tất cả, nhưng cuối cùng Tân chẳng biết phải làm gì ngoài việc gom góp chút hành lý đơn sơ, khóa cửa nhà và tìm về với ông chú họ...
Vì lỡ mất một chuyến xe, Tân phải lội bộ gần mười cây số nên khi về tới xóm này thì màn đêm đã buông xuống từ lâu, nhà nhà đã tắt hết đèn, chìm trong giấc ngủ.
Mặc những con chó hung tợn cứ như chực chờ nhảy bổ vào mình, Tân vẫn điềm nhiên cất bước.
Những hàng cây bên đường đứng lù lù, trông giống như những người khổng lồ đang gườm gườm với kẻ lạ mặt không mời mà đến trong đêm.
Cuối cùng, Tân dừng bước trước một căn nhà ngói ba gian nằm khuất trong vườn chuối ở cuối xóm.
Căn nhà đã cũ kỹ, già nua theo thời gian, trong một đêm như thế này trông nó càng có cái vẻ tội nghiệp vì nó giống như một ngôi nhà mồ hơn là nhà của người sống.
- Chú ơi! Chú...
Tân cất tiếng gọi to.
Trong nhà vẫn không có tiếng ai đáp lại, cũng không có một con chó nào nhảy xổ ra như tưởng tượng của Tân.
Tân run run... Chẳng lẽ... chẳng lẽ cả đến chú cũng không còn? - Chú ơi... chú có nhà không?
Bây giờ thì những con chó của các nhà bên cạnh lại xộc ra sủa ỏm tỏi,
như muốn ăn tươi nuốt sống Tân, như muốn đánh thức cả xóm cả làng thức dậy.
Tân lùi lại một bước, đứng thủ thế trước những cái miệng ngoác ra lộ hàm răng trắng nhởn của mấy con chó nhà bên.
Có tiếng lục đục mở cửa, rồi tiếng một người đàn ông cất lên ồm ồm: - Ai đó? Ai kêu réo gì lúc đêm hôm khuya khoắt thế này đây?
Cánh cửa xịch mở, và với ánh đèn dầu leo lét đủ để Tân nhìn thấy gương mặt già nua nhăn nhúm đến tội nghiệp của người chú họ.

Tân run giọng vì những xúc cảm đột ngột trào dâng:
- Chú... chú ơi! Con là thằng Tân nè! Thằng Tân về thăm chú nè chú!
Ông già giơ cao ngọn đèn lên, đôi chân bước dần ra cổng. Tân sải bước tiến gần lại chú để ông nhìn cho rõ mặt mình.
- Mày... mày đúng là thằng Tân?
Ông già giương đôi mắt đục lờ lờ nhìn thẳng vào mặt Tân mà dường như không thể nào thấy rõ, ông hỏi lại như để khẳng định cái điều mình vừa nghe được là sự thật chứ không phải giấc mơ. Tân đỡ lấy cây đèn trên tay ông, cánh tay còn lại đưa ngang qua lưng dìu ông trở lại vào nhà.
- Chú ơi! Mấy năm rồi chú sống ra sao? Chú không được khỏe hay sao mà trông chú... không được như trước?
Tân vừa đi vừa hỏi.
Ông già cười móm mém:
- Mồ tổ cha mày, làm như mày mới đi có mấy ngày không bằng! Hơn mười năm rồi đó nghe con, hơn mười năm rồi mày chưa một lần thăm lại lão già này...
Tân chua xót:
- Dạ... cháu biết cháu có lỗi nhiều với chú... nhưng... mà thôi, để từ từ cháu kể chuyện nhà mình cho chú biết. Dù sao hôm nay cháu trở về, thấy chú còn đi đứng được vầy là cháu mãn nguyện lắm rồi chú ạ!
- Tao còn sống đây cũng là để chờ mày đó con ạ! Ông già nhìn Tân trìu mến.
Một nỗi hối hận nghẹn ứ trong cổ Tân. Bao nhiêu năm qua, tuy cuộc sống nhiều khó khăn vất vả nhưng nếu thật sự muốn, Tân vẫn có thể thu xếp để về thăm chú, thậm chí vẫn có thể đón chú về sống với gia đình mình. Vậy mà Tân đã không làm! Để bây giờ, khi chỉ còn trơ lại một mình, khi đã cảm nhận được nỗi cô đơn tê tái, Tân mới chợt nhớ tới người chú cô độc nơi này... Mình quả là đứa bỏ đi... Tân tự trách mắng mình như thế.

- Mày cơm nước gì chưa con? Ở dưới bếp còn cơm với mấy con cá kho, xuống hâm lên mà ăn tạm đi...

Ông già vẫn như ngày nào, lúc nào cũng lo cho đứa cháu cưng, dù bây giờ nó đã không còn nhỏ nhoi gì nữa! Bụng Tân đang đói cồn cào, vả lại về với ông chú này, cũng giống y như về với gia đình ruột thịt của mình, Tân không có một chút e ngại hay khách sáo gì hết.
Anh lặng lẽ cầm đèn xuống bếp, quơ vội mấy cọng lá dừa đốt lên hâm lại nồi cá rồi bới một tô cơm, bỏ mấy con cá với mấy trái ớt hiểm đỏ lòm, rồi bưng lên ngồi cạnh bên ông, vừa ăn vừa nói chuyện.
Hai chú cháu tỉ tê tâm sự đến gần nửa đêm thì cả hai đều rõ hết hoàn cảnh của nhau. Ông già đau lòng khi nhớ tới anh chị mình, buồn vì ngày anh chị mất mình không về được, mà cũng không hay tin để ở đây thắp cho anh chị một nén nhang tưởng niệm. Ông thương cho thằng cháu mà ông cưng yêu như con đẻ của mình. Cái số nó sao mà khổ, cha mẹ chết, vợ con cũng không còn... Nhìn tướng tá nó đâu có gì ứng vào cung “sát” mà sao giờ chỉ còn bơ vơ nó lại trên đời? Cũng may, cũng may là mình còn sống đây, để có vài ba câu an ủi nó, chứ nếu về đây mà nó thấy mình cũng không còn, chắc nó đau khổ lắm... Hai giọt nước mắt trong vắt chảy ra từ đôi khóe sâu hóm của ông già. Ông lẳng lặng rót trà vào tách rồi chậm rãi uống từng ngụm một.
- Chú ơi... mấy năm qua chú sống thế nào?
Tân hỏi.
- Thì cũng vậy thôi cháu à! Tao vẫn sống nhờ vào mảnh vườn và đám ruộng kế bên. Dẫu già cả rồi, tao không làm vườn, làm ruộng gì nổi nữa nhưng tao cho người ta mướn cũng sống đắp đổi qua ngày.
Ngừng một lát, ông già nói tiếp:
- Cũng may là con về kịp lúc... Tao tính nay mai nhờ người viết thư gởi xuống đó tìm mày, kêu mày về ít hôm có việc...
- Có việc gì thế chú?

Tân ngạc nhiên.

- À… cũng không có gì! Chỉ là tao muốn thằng Tân mày là người thừa kế. Tao viết di chúc để lại toàn bộ gia tài cho mày... Vì ngoài mày ra, tao đâu còn ai là thân thuộc nữa...
Tân rớm nước mắt:
- Cháu cảm ơn chú rất nhiều. Nhưng chú vẫn còn mạnh khỏe thế này, nói làm gì đến chuyện đó sớm chú?
Ông già cười, lắc đầu:
- Có gì mà sớm hở con? Đời người sống nay chết mai, ai biết được chữ ngờ... Vả lại già cả như chú bây giờ có khi tối ngủ một giấc là sáng không còn thức dậy được nữa cũng hổng chừng...
- Chú đừng nói vậy...
Tân can.
Ông già cười cười:
- Thôi, khuya rồi, chú cháu mình vô ngủ đi! Cháu đi đường cả ngày nay cũng mệt lắm rồi! Nghỉ ngơi đi, có chuyện gì ngày mai chú cháu mình tâm sự tiếp.
Ông già mở tủ lấy mùng mền đưa cho Tân. Vẫn cái mền, cái mùng cách đây hơn mười năm mà Tân vẫn ngủ, giờ nó đầy mùi ẩm mốc vì đã lâu ngày không được phơi phóng mà cứ ủ kín trong tủ. Vẫn bộ ván ở góc nhà, nơi đã gắn liền với Tân rất nhiều năm trước. Một cảm giác bùi ngùi khiến Tân cay cay nơi sống mũi...
Vừa đặt lưng xuống, Tân đã ngủ rất ngon vì cả ngày đã vượt một quãng đường xa ngái. Nhưng một tiếng hú rùng rợn giữa đêm yên tĩnh làm Tân giật bắn người và choàng dậy, ngơ ngác nhìn quanh.
Không có gì... không có gì cả! Trong buồng, tiếng ngáy phì phò của ông chú vẫn vang lên đều đều. Và tiếng mọt ăn gỗ kèn kẹt trên mái nhà vọng xuống rõ mồn một trong đêm. Vậy tiếng hú vừa rồi xuất phát từ đâu? Chẳng lẽ là do mình ngủ mơ thấy thế? Không đâu, rõ ràng chính tiếng hú đó đánh thức mình dậy chứ không phải mình mơ thấy nó...

Nhưng đó là tiếng gì? Tiếng của ai? Nhưng rõ ràng mình nghe tiếng hú vang lên lanh lảnh, to như thế sao không thấy xóm làng náo động gì cả? Cả đến lũ chó ồn ào lúc tối giờ cũng đã ngủ lặng thinh... Sao tiếng hú đó không đánh thức ai, ngoài Tân? Vậy thì... có lẽ mình mơ thật rồi chăng...? Tân thầm nghĩ rồi an tâm ngủ tiếp. Sáng, Tân thức dậy thì đã thấy ông chú lọ mọ chống gậy từ ngoài ngõ đi vào.
Tân vội hỏi:
- Chú đi đâu sớm thế?
Ông già cười móm mém:
- Tao sang bên nhà thằng Sậu dặn nó có cá lóc thì trưa để cho một con, nướng trui cho mày nhậu...
Tân kêu lên.
- Trời! Chú... chú lo cho con như vậy, chiều con như vậy con sẽ hư mất thôi! Với lại... con đã tự hứa với mình rằng sẽ bỏ rượu rồi chú ạ! Con không uống nữa đâu...
Ông già cười khà khà:
- Vậy được đó con! Nhậu nhẹt làm gì, chẳng ích lợi chi hết, chỉ toàn khổ thân, khổ cả gia đình... Như nhà thằng Năm vậy đó...
- Nhà thằng Năm sao vậy chú?
Tân tò mò hỏi.
- Thằng Năm lớn hơn Tân chừng ba, bốn tuổi gì đó thế nhưng hồi nhỏ nó lại là đứa thường xuyên bị Tân ăn hiếp. Mà cái thằng thật hiền tướng tá to đùng như thế mà chẳng khi nào dám chống đối lại Tân, trong khi Tân chỉ là một thằng ốm tong teo, chỉ cần một cú đạp của nó cũng làm Tân xẹp ruột. Thế nhưng nó chưa bao giờ đánh Tân, bị Tân ăn hiếp chỉ biết xụ mặt xuống rồi bỏ về nhà hoặc bỏ đi ra chỗ khác mặc bao nhiêu lời cười nhạo xung quanh.
- Nó giờ vợ con gì chưa chú?

Ông già chép miệng:

- Rồi! Nó có vợ rồi, có một đứa con nhỏ đâu chừng năm sáu tuổi... Nhưng thật tội nghiệp... nó chết rồi!
- Chú nói ai chết? Thằng Năm hay đứa bé? Tân ngạc nhiên.
- Thằng Năm! Nó chết rồi!
Tiếng ông già buồn bã.
Tân kinh ngạc hỏi dồn:
- Thằng Năm chết? Chết lâu chưa chú? Nó đau bệnh hay tai nạn gì vậy
chú?
Ông già dựng cây gậy rồi ngồi bệt xuống thềm nhà, Tân cũng đến ngồi sát một bên.
- Cũng không ai rõ nguyên nhân nào nó chết, chỉ biết tối hôm trước nó có nhậu nhẹt với bạn bè đến say quắc cần câu. Đến sáng vợ nó không thấy đâu, chạy tìm quáng quàng lên, không ngờ nó bị chết trôi sông, mà lạ một điều, cái xác của nó lại bị cụt một giò mới ác chứ!
- Cụt một giò? Sao vậy chú? Ai hại nó rồi quăng xác xuống sông à? Tân tròn mắt.
Ông già lắc nhẹ mái đầu đã bạc trắng:
- Không biết! Không ai biết! Dạo đó cảnh sát điều tra ghê lắm! Nhưng cuối cùng vụ án cũng phải khép lại vì không tìm được gì đáng nghi có liên quan đến ai cả. Thằng Năm tuy nhậu nhẹt nhưng là đứa hiền lành, biết nhường nhịn, dẫu ai có nói trên đầu trên cổ nó cũng cứ nhăn răng ra cười nên nó không có kẻ thù. Nó cũng không giàu có gì mà nghĩ tới khả năng bị cướp của... Cái chết của thằng Năm đúng là chết oan uổng, chết trong tức tưởi. Tức tưởi cho người chết và cả người sống nữa!
- Rồi vợ con nó bây giờ sống ra sao hở chú?
Tân thở một hơi thật dài, ái ngại giúp cho hoàn cảnh của bạn mình. Ông già vuốt chòm râu cười:

- Cũng không đến nỗi nào! Giờ thì vợ nó đã có chồng khác rồi! Mà thằng sau này cũng biết điều, cũng cưng yêu con của thằng Năm lắm! Muốn gì là nó chiều theo ngay. Ai không biết sẽ tưởng đứa bé là con của hắn đó chứ! Vợ chồng nó làm cũng đủ ăn, hơi khá một tí, vì tụi nó kín lắm nên công việc làm ăn thế nào cũng ít ai hay. Tụi nó lại không sống kiểu khoa trương...
- Chồng của vợ thằng Năm là đứa nào vậy chú? Nó cũng người làng mình
à?
Ông già lắc đầu:
- Không! Nó là dân ở xứ khác tới... không ai biết gì về thằng đó cả! - Nó quen với ai mà tới xóm mình?
Tân hỏi.
- Nó quen với thằng Năm. Trong một lần theo ghe buôn bán đi dọc các tỉnh miền Tây, thằng Năm quen với nó, rủ rê nó về nhà chơi mấy lần. Anh em cũng thân thiết lắm. Ngày thằng Năm mất, cũng một tay nó đứng ra lo liệu, gánh vác cho vợ thằng Năm. Chắc có lẽ vì cảm cái ơn đó nên vợ thằng Năm mới gá nghĩa vợ chồng với nó...
Ông già khề khà kể chuyện.
Tân bỗng hỏi:
- Hồi tối, chú có nghe tiếng gì lạ không?
Ông già đưa đôi mắt đục lờ nhìn Tân:
- Không! Tao đâu có nghe gì? Có gì vậy con? Tân đắn đo một chút rồi nói:
- Con đang ngủ thì giật mình thức dậy vì nghe có tiếng hú ghê rợn lắm. Nhưng lúc thức rồi con lại chẳng nghe thấy gì nữa. Cho nên con cứ hoang mang, không biết là mơ hay thực nữa? Nếu là mơ thì giấc mơ này lạ quá, tự nhiên chỉ có một tiếng hú dài, còn nếu thực thì...
Tân bỏ lửng câu nói. Ông già không tỏ thái độ gì đặc biệt mà chỉ khẽ khàng dặn Tân:
- Ở làng xóm mình bây giờ có nhiều chuyện xảy ra lắm, chú quên nói cho con biết để con đề phòng. Con có đi đâu thì đừng đi khuya, một mình trong đêm tối không tốt. Với lại... với lại...

Thấy ông già ngập ngừng Tân càng sốt ruột hỏi tới:

- Có chuyện gì ở làng mình hay sao vậy chú? Chú nói cho con biết đi, đừng giấu con làm gì!
Ông già chắt lưỡi:
- Chú không muốn cháu biết, nhưng giấu thì không được, lỡ vì không biết mà cháu gây ra điều gì đó thì càng nguy hiểm nhiều hơn... Thôi thì chú nói cho mày biết luôn đây. Từ ngày thằng Năm chết, mà không, đúng ra là trước ngày nó chết, ở làng đã xảy ra một số chuyện ly kỳ, mờ ám mà người ta không sao giải thích được...
- Là những chuyện gì thế chú?
Tân nôn nóng.
Ông già vân vê cọng cỏ trong tay, chậm rãi nói:
- Chẳng hạn, thỉnh thoảng trong đêm có người nghe tiếng hú, chắc là giống như tiếng hú cháu nghe được tối qua. Nhưng không phải ai cũng có thể nghe, đôi khi hai người cùng ngồi kế bên, một người nghe rõ, một người lại không nghe... Cũng không ai hiểu vì sao nữa...
- Chỉ có tiếng hú vậy thôi sao chú? Có hiện tượng gì lạ nữa không? Tân tò mò.
Ông già trầm ngâm:
- Có, có chứ! Thỉnh thoảng có người đi đâu về khuya, bắt gặp một bóng ma ở trên đường, về nhà run rẩy kể lại, ban đầu không ai tin đâu, nhưng chỉ hai hôm sau là người đó chết. Mà sự việc cứ lặp đi lặp lại mấy lần rồi...
- Lặp đi lặp lại mấy lần? Tức là chú muốn nói đã có mấy người chết kỳ lạ như vậy rồi sao?
Tân hỏi.
- Ừ tính đến nay cũng đã bốn người chết rồi, mà người nào cũng không ốm đau bệnh hoạn gì hết, chỉ là tình cờ gặp bóng ma, rồi chết, thế thôi!
Ông già hạ thấp giọng như sợ ai nghe thấy, dặn Tân:
- Bởi vậy, chú dặn cháu phải nhớ nghe không, có đi đâu thì đi vào ban ngày ban mặt, buổi tối tuyệt đối không được ra đường. Cứ ở yên trong nhà đóng kín cửa nẻo lại cho an tâm.

 

1 2 3 4
Trang Chủ
hayqua Trang chủ
On: crack
Today: 1
Vietnam Backlinks