watch sexy videos at nza-vids!

wap tai game


Thế Giới Giải Trí

Mèo tinh

Về cái chết của một người già gần tám mươi tuổi thì chẳng có gì phải quan tâm nhiều, nếu sau cái chết không có rắc rối quanh bản di chúc.

Số là bà Trần Ái Nguyệt, bảy mươi chín tuổi, sở hữu ngôi nhà nằm trong khuôn viên hơn mười ngàn mét vuông, cộng với một đồn điền cao su hơn một ngàn mẫu và một số bất động sản rải rác nhiều nơi. Lúc bà chết đi thì không hề có người thân nào ở bên cạnh. Người luật sư đại diện cho bà cũng là một luật sư lớn tuổi, đã trên sáu mươi. Luật sư Trần Kiều Oanh, một người khá nổi tiếng trong giới luật sư liên quan đến những vụ án phân chia tài sản, thừa kế vv... đã cố hỏi bà lần cuối về điều mà bà ghi trong tờ di chúc mà bà còn chưa rõ lắm... Tuy nhiên cho đến lúc bà Ái Nguyệt nhắm mắt, bà chỉ trả lời vắn tắt:

- Tôi chết rồi mọi việc sẽ rõ.

Điều khoản ghi trong di chúc làm cho luật sư Kiều Oanh thắc mắc là nhân thân của người thừa hưởng. Ở khoản chính yếu tố, bà Ái Nguyệt ghi: Để lại toàn bộ tài sản cho người có tên là Lộng Ngọc, địa chỉ 10786 đường Xuyên, thôn Lý Hoà. Lúc thực hiện di chúc, luật sư Oanh có hỏi về cái tên hơi lạ, ít nghe nhắc tới này thì bà Ái Nguyệt đáp tỉnh táo:

- Đó là tên một người cháu ruột của tôi, lâu nay tôi ít liên hệ. Luật sư cứ làm đúng như ý của tôi.

Dĩ nhiên đâu ai có quyền làm trái ý người chủ tài sản khi họ còn tỉnh táo hoàn toàn cho đến khi bà Ái Nguyệt chết.

Luật sư Kiều Oanh khi ấy đã nghỉ hưu, không còn hành nghề nữa, nhưng bỗng hôm ấy có người gửi cho bà một mảnh giấy, đặt ngay trên bàn làm việc tại nhà riêng của bà. Trong giấy ghi vắn tắt: Mời Luật sư tới ngay biệt thự của chủ doanh nghiệp Ái Nguyệt để giải quyết vấn đề thừa kế tài sản.

Đã từ lâu không còn dính tới các vụ này nên luật sư Kiều Oanh không muốn đi. Vả lại, quá nhiều vụ làm di chúc từ mấy năm nay, bà không thể nhớ hết… Tuy nhiên, khi nghe nhắc tới tên bà Ái Nguyệt thì bà Oanh chợt nhớ tới vụ thừa kế của một người tên Miêu Tinh.

Bà lẩm bẩm:

- Lại cái vụ này...

Do vậy, ngay trưa hôm đó bà tới ngay ngôi biệt thự cổ kính mà hình như sau khi chủ nhân chết thì không có ai ở. Điều này cũng gây thắc mắc cho bà Kiều Oanh không ít. Bà đứng trước cổng khá lâu mà không biết phải gặp ai. Bởi bà nhớ ngày trước lúc bà chủ nhà mất thì không một ai tới tiễn đưa...

Còn đang lúng túng thì đã có một người từ bên trong ngôi nhà hỏi vọng ra:

- Có phải bà luật sư đó không?

Rồi một ông lão tuổi trên dưới bảy mươi chậm bước từ trong đi ra. Ông nheo mắt hỏi lại:

- Có phải bà Luật sư Oanh không?

Kiều Oanh đáp:

- Đúng, tôi là Oanh, chẳng hay...

- Dạ, tôi là Tư Long, giúp việc cho bà Ái Nguyệt lúc trước, bà luật sư quên tôi rồi sao?

Luật sư Oanh nhớ ra:

- À, nhớ rồi. Bởi hồi đó anh để tóc dài, lại mặc quần áo nâu như một đạo sĩ, còn bây giờ cắt tóc ngắn nên tôi nhận không ra.

Tư Long cười:

- Dạ, hồi đó tôi tu tại gia, giúp việc cho bà Ái Nguyệt đã gần chục năm. Bà coi như người nhà, nên trước khi bà mất, bà có cho tôi một số tiền để tôi lập một cái am tiên trên núi tu, bởi vậy khi Luật sư tới lui nơi đây giúp bà chủ làm di chúc thì ít gặp tôi. Mãi gần đây tôi mới tình cờ trở về đây và phát hiện ngôi nhà vẫn còn bỏ hoang, tôi tò mò tìm cách vào nhà xem và không khỏi thắc mắc, sao người cháu nào đó được bà để tài sản lại mà không tới tiếp quản, bỏ nhà hoang phế, thê thảm quá!

Luật sư Oanh ngạc nhiên:

- Ủa, ngày đó chính tôi giúp bà Nguyệt gửi thư tới địa chỉ người cháu tên là... là Lộng Ngọc gì đó, gọi tới nhà nhận di chúc. Thư gửi đi tôi tưởng là người đó đã liên hệ rồi.

- Khi tôi tới đây lần đầu, thấy nhà bỏ hoang, tôi chỉ thắc mắc thôi, chứ không dám vào sâu trong nhà. Nhưng cách đây nửa tháng, khi tôi trở lại thì vẫn thấy cửa khóa im ỉm, mà có dấu hiệu người bên ngoài leo tường vào nhà... Tôi lo quá, nên mới vào hẳn bên trong. Lúc ấy, tôi lại càng ngạc nhiền hơn khi thấy có một lá thư của chính luật sư gửi cho người nào đó tên là Lộng Ngọc, địa chỉ 10786 đường Xuyên thôn Lý Hòa, lá thư bị trả lại, ngoài phong bì có ghi là "Trả lại người gửi vì không có người nhận". Tôi thắc mắc, nên hôm qua mới định gọi cho bà, báo tình hình.

Luật sư Oanh nói:

- Tôi đã nhận được lời nhắn của anh.

- Tôi nhắn?

- Đúng rồi. Còn lá thư anh viết cho tôi đây. Bởi vậy tôi mới biết mà tới đây.

Luật sư Oanh móc trong túi ra lá thư đưa cho Tư Long, anh ta cầm thư trên tay mà ngạc nhiên vô cùng:

- Tôi đâu có viết thư này. Chữ này đâu phải của tôi!

Vị Luật sư già ngạc nhiên:

- Vậy ai đã báo tin?

Tư Long tường trình thêm:

- Tôi mạo muội mở cửa vào nhà và nhận thấy mọi vật từ lúc bà Ái Nguyệt chết không hề thay đổi gì. Căn phòng của bà cửa vẫn đóng im ỉm...

Trước những sự việc không bình thường này, luật sư Oanh hỏi lại:

- Anh có từng biết địa chỉ 10786 này lần nào chưa?

Tư Long lắc đầu:

- Tôi chưa tới, mà cũng chưa từng nghe bà chủ nhắc người cháu nào tên Lộng Ngọc bao giờ! Mà cái địa chỉ ấy sao tôi thấy ngờ ngợ...

- Anh biết đường Xuyên, thôn Lý Hòa?

- Tôi biết không rõ lắm, nhưng chắc chắn đó là một nơi ở ngoại ô.

Luật sư Oanh chợt đề nghị:

- Hay là anh đi cùng tôi tới đó!

- Tới tìm địa chỉ cô Lộng Ngọc nào đó?

- Dĩ nhiên là vậy. Đúng ra ngày trước tôi nên làm việc này, nhưng lúc đó vì thấy bà Ái Nguyệt quá tự tin, nên tôi không đi xác minh.

Sẵn có xe hơi riêng, Luật sư Oanh đưa người quản gia già đi tìm đường Xuyên thôn Lý Hòa. Họ phải dò hỏi khá lâu, cuối cùng mới tìm được tới con đường đó. Điều làm họ ngạc nhiên đầu tiên là con đường hoàn toàn không có nhà ở. Đúng hơn là chỉ có một nghĩa địa khá rộng.

Luật sư Oanh chưa tin hẳn, bà chờ người đi đường ngang qua chận lại hỏi:

- Đường này dài tới đâu vậy?

Người đó chỉ tay tới trước và đáp:

- Người ta gọi nó là đường Xuyên là bởi vì nó xuyên từ thôn Lý Hòa qua thôn Hòa Hiệp, hai thôn chỉ cách nhau chưa đầy cây số.

- Tôi không thấy có nhà cửa, vậy anh có biết số nhà 10786 ở đâu không?

Người này tỏ ra ngạc nhiên:

- Số này quá lớn, đường này làm gì có nhà nào mang số ấy? Coi chừng người ta ghi lộn cho bà rồi.

Đi tới một chút nữa thì tới ngay cổng nghĩa địa, gặp người gác nghĩa trang, Luật sư Oanh lại hỏi:

- Ông ở đây có biết số nhà này ở đâu không?

Luật sư đưa luôn địa chỉ trên phong bì cho người quản trang xem. Ông ta vừa nhìn thấy đã kêu lên:

- Đây đâu phải là số nhà! Mà số này là...

Ông ta ngẩng lên nhìn vị khách rồi hỏi lại:

- Bà đi tìm mộ phải không?

Luật sư Oanh đáp nghiêm túc:

- Không, tôi tìm nhà. Tìm người còn sống tên Lộng Ngọc.

Người quản trang lại nhìn sửng người khách vài chục giây, rồi bảo:

- Địa chỉ này có ở đây. Nhưng không phải nhà mà là mộ...!

Đến lượt Luật sư Oanh trợn tròn mắt:

- Ông có nói giỡn không vậy?

Ông quản trang nói rõ từng tiếng:

- Số đó trùng với số đánh trên các ngôi mộ ở nghĩa trang này. Hôm rồi người phát thư tới đây đưa lá thư này, tôi đã nói như đang nói với bà đây thì ông ta cũng không tin, mãi hai ba lần tới lui tìm rồi mới đưa trả lại cho người gửi.

Lúc này Luật sư Oanh mới hỏi thêm:

- Ông nói trong nghĩa trang này có số thứ tự mộ giống như vầy?

- Có. Để tôi lấy sổ ghi cho bà xem.

Ông ta đem ra một quyển sổ bìa cứng, khá dày, giở ra từng trang và dừng lại ở trang đánh số từ 1000 trở đi. Dò rất nhanh và dừng lại một dòng, ông ta kêu lên kinh ngạc:

- Bà xem nè, đúng số 10786 và tên cô... Lộng Ngọc!

Luật sư Kim Oanh hốt hoảng mà cả Tư Long cũng kinh hãi, thoáng nhìn vào, giọng ai cũng run:

- Sao... Sao lại như vầy?

Người quản trang gật gù:

- Thì ra ai đó đã chơi các vị rồi! Cô Lộng Ngọc này theo số thứ tự trong sổ thì đã được chôn cách đây gần cả chục năm rồi!

Luật sư Oanh thừ người ra khá lâu... Sau cùng bà yêu cầu:

- Xin cho tôi được viếng ngôi mộ này được không?

- Dạ được chớ. Mời bà.

Đích thân ông ta hướng dẫn khách đi sâu vào phía trong nghĩa trang. Ở dãy trong cùng, có một ngôi mộ cẩn đá cẩm thạch trên mộ bia đề dòng chữ: Phạm Thị Lộng Ngọc. Sinh ngày... tử ngày...

Bà Luật sư lẩm bẩm:

- Như vậy đúng là cô này chết đã lâu, ở độ tuổi rất trẻ, chỉ hơn mười tám tuổi một chút...

Người quản trang nhớ lại:

- Tôi nhớ, sau khi chôn ít lâu, có một bà giàu lắm tới đây, cho người xây ngôi mộ này. Quý vị thấy đó, vào thời đấy mà vật liệu được xây toàn là thứ quý giá, mắc tiền! Rồi lâu lâu vẫn thấy bà ấy đi xe hơi tới thăm, cúng nhiều thứ lắm. Nhưng từ gần một năm nay thì không thấy nữa.

Luật sư Oanh thở dài:

- Đúng là mình lú lẫn rồi.

Bà nhẹ lắc đầu, bước trở ra, thì người quản trang nói:

- Tuy bà nhà giàu đó không tới nữa, nhưng vẫn có một cậu trai trẻ tới đây.

Luật sư Oanh tò mò:

- Anh ta là gì với bà nhà giàu?

Người quản trang lắc đầu:

- Tôi cũng không biết. Nhưng chắc là không quen, bởi hầu như không bao giờ thấy họ đi chung với nhau, cũng chưa bao giờ chạm mặt trong này lần nào.

- Gần đây cậu ấy có tới không?

Suy nghĩ một lúc ông ta mới đáp:

- Tôi không nhớ rõ, bởi mùa này gần Tết, người tới viếng nghĩa trang đông... Tuy nhiên, hình như cách đây hơn một tháng có người đốt nhang cắm ở đầu mộ này, có lẽ là cậu ta.

Ông lại nói:

- Kêu là cậu, thật ra anh ấy tuổi có đến trên ba mươi rồi. Người coi có vẻ đàng hoàng. Bây giờ mà gặp lại ắc tôi còn nhớ.

Từ giã người quản trang, Luật sư Oanh chở Tư Long về nhà bà Ái Nguyệt. Xem lại phòng riêng của thân chủ, thấy mọi vật vẫn còn nguyên, ngoại trừ tờ di chúc cất trong ngăn tủ có khóa mà chìa khóa chính Luật sư Oanh nghe bà Ái Nguyệt dặn là đích thân bà sẽ cất ở một nơi riêng, đợi khi nào người thừa kế tới lấy di chúc thì sẽ được hướng dẫn để mở khoá.

Bà bảo Tư Long:

- Người được hưởng gia tài đã chết rồi, lấy ai tới đây để nhận tờ di chúc? Bây giờ tôi tính như vầy, tạm thời anh cứ ở lại đây trông coi nhà cửa. Chờ khi tôi liên hệ giải quyết theo đúng pháp luật rồi sẽ tính sau.

Tư Long là người ngay thẳng khi phát biểu:

- Tôi hoàn toàn không có ý chiếm đoạt ngôi nhà này. Tôi chỉ ở đây coi nhà thôi, khi nào có ai tới thì tôi giao và ra ngoài thôi.

Luật sư Oanh dặn kỹ:

- Về sau này có thể tài sản này sẽ do nhà nước quản lý hoặc hiến tặng cho một tổ chức từ thiện nào đó. Cái này phải có quyết định chính thức, vậy trong thời gian chờ đợi, anh không được cho bất cứ ai vào ở hay chiếm dụng. Tôi đã làm việc kỹ với bà Ái Nguyệt trước lúc bà lâm chung, nên biết chắc bà không còn ai là thân nhân ngoài cô Lộng Ngọc đó!

Bà cẩn thận cùng Tư Long khóa lại căn phòng, niêm phong bằng cách dán giấy ở ổ khóa.

Trước khi ra về bà dặn lần nữa:

- Tôi linh tính trong chuyện này có điều gì đó... vậy anh Tư đặc biệt quan tâm. Nếu có gì bất thường xảy ra thì điện thoại liền cho tôi ở nhà riêng. Đây, anh cầm lấy tiền để đóng tiền cước điện thoại, không khéo họ cắt.

Tư Long nói ngay:

- Về điện thoại bà nhắc tôi mới nhớ, khi tôi trở về đây, vô nhà thì điện thoại đã bị cắt, có lẽ do lâu quá không đóng tiền. Nhưng lạ quá, tôi vô ở được mấy ngày thì nghe tiếng điện thoại reo, tôi có bắt máy nghe thì đầu dây bên kia không có tiếng người nói, mà thay vào đó là tiếng khóc nức nở của ai đó, có cả chục lần như vậy. Cuối cùng, tôi phải lên tiếng giải thích tôi là người giữ nhà, không biết gì hết. Lúc ấy điện thoại mới không còn reo nữa.

- Giọng khóc của đàn ông hay nữ?

- Dạ nữ. Một giọng khá trẻ.

- Nếu lần tới cô ta có gọi nữa thì anh cho số điện thoại của tôi, bảo gọi cho tôi để nói chuyện.

- Dạ, được vậy tôi an tâm hơn. Bởi thú thật với bà, tuy là đàn ông, nhưng tính tui nhát, cứ nghe thấy điều gì bất thường là tôi bị ám ảnh, mất ngủ!

Luật sư Oanh ra về được gần năm phút thì bất chợt điện thoại trong nhà reo nữa! Đứng im một lúc, Tư Long mới rụt rè bước tới nhấc ống nghe. Đầu dây bên kia vẫn giọng nữ, nhưng lần này thay vì khóc thì lại lên tiếng, nói rõ và lạnh:

- Cấm không ai được vô phòng riêng nghe chưa.

Rồi cúp máy.

 

1 2 3 4
Trang Chủ
hayqua Trang chủ
On: crack
Today: 1
Vietnam Backlinks